Hỏi đáp về xét nghiệm adn. Rất nhiều câu hỏi liên quan đến xét nghiệm adn được đặt ra như: Xét nghiệm ADN là gì? Xét nghiệm ADN chính xác đến mức nào? Trẻ bao nhiêu tuổi thì có thể tiến hành xét nghiệm? Người mẹ có cần tham gia vào xét nghiệm hay không?
NHỮNG CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI THƯỜNG GẶP VỀ XÉT NGHIỆM ADN
1. Xét nghiệm ADN là gì?
"Là phép xét nghiệm dùng ADN (Axit DeoxyriboNucleic) có trong các tế bào của cơ thể chúng ta để xác định quan hệ huyết thống. Theo di truyền học, 23 nhiễm sắc thể có trong tế bào trứng của người mẹ và 23 nhiễm sắc thể có trong tinh trùng của người cha kết hợp với nhau để sinh ra người con. 46 nhiễm sắc thể này có trong mỗi tế bào của cơ thể chúng ta, 23 lấy từ mẹ và 23 lấy từ bố. Xét nghiệm ADN cho phép kiểm tra xem có đúng người con lấy các nhiễm sắc thể của người bố nghi vấn hay không."
2. Xét nghiệm ADN chính xác đến mức nào?
"Xét nghiệm huyết thống bằng ADN là cách xét nghiệm chính xác nhất hiện nay. Nếu các mẫu ADN của mẹ, con và bố nghi vấn khớp với nhau trong từng gen thì độ chính xác có quan hệ huyết thống đạt tới 99.99999...% hoặc cao hơn. Điều đó có nghĩa là trên thực tế người đàn ông được xét nghiệm ở đây chính là bố của người con.
Nếu hai mẫu ADN của người con và bố nghi vấn không khớp với nhau từ hai gen trở lên, thì người đàn ông này phải loại trừ 100% và khả năng để là cha của đứa trẻ là 0%."
3.Trẻ bao nhiêu tuổi thì có thể tiến hành xét nghiệm?
"Trẻ con có thể xét nghiệm từ khi chưa sinh ra, như vậy không có giới hạn nào về tuổi khi xét nghiệm huyết thống. Có thể thực hiện xét nghiệm ADN với một lượng mẫu rất nhỏ (1/4 giọt máu) hoặc một tăm bông chứa các tế bào trong miệng, hoặc một mẩu nhỏ cuống rốn đã rụng, hoặc một chân tóc, như vậy trẻ sơ sinh có thể xét nghiệm rất dễ dàng. Để xét nghiệm huyết thống trước khi sinh có thể dùng nước ối có chứa các tế bào của thai nhi khi thai mới 3 tháng."
4. Người mẹ có cần tham gia vào xét nghiệm hay không?
"Không cần. Xét nghiệm huyết thống bằng ADN có thể thực hiện không cần mẹ. Nếu như các mẫu ADN của bố nghi vấn và con không khớp với nhau thì khả năng người đàn ông là bố của đứa bé bị loại trừ 100%. Nếu các mẫu khớp với nhau thì khả năng người đàn ông đó là bố đạt tới 99,99999...% hoặc cao hơn."
5. Cần dùng những loại mẫu nào để xét nghiệm?
"Xét nghiệm huyết thống có thể tiến hành với nhiều loại tế bào như mẫu máu, tế bào bên trong má, mẫu mô, móng tay, gốc tóc, cuống rốn v.v...Các xét nghiệm sẽ có cùng độ chính xác như nhau, vì tất cả các tế bào trong cùng một cơ thể đều có cùng một loại ADN."
6. Kết quả xét nghiệm có ý nghĩa gì?
"Kết quả xét nghiệm phụ hệ (xét nghiệm huyết thống) bằng ADN cho phép kết luận người bố nghi vấn có phải là người bố sinh học (bố thật) hay không. Nếu là bố thì xác suất cao hơn 99,99999...%, nếu không phải thì xác suất là 100%."
7. Nên đi xét nghiệm ADN ở đâu?
"Hiện nay, các dịch vụ xét nghiệm huyết thống ở ta mở ra rất nhiều, vì phần lớn không cần đầu tư, chỉ cần một không gian nhỏ, làm văn phòng, nhận khách, lấy mẫu rồi gửi đi nơi khác thuê làm dưới danh nghĩa "liên kết", "hợp tác". Họ có những trang web trình bày rất đẹp, viết rất hay, nhưng vẫn để lộ những sai sót, vô lý và nhiều nơi tự xưng uy tín nhất, tốt nhất, hàng đầu Việt Nam mà họ không hiểu rằng những từ đó phải để khách quan đánh giá...nhưng nếu không để ý sẽ khó nhận biết. Điều đó gây lúng túng cho những người có nhu cầu xét nghiệm. Cho nên cần tìm hiểu thật kỹ, trực tiếp, ít nhất 2 nơi rồi hãy xét nghiệm."
8. Xét nghiệm bằng loại mẫu nào là chính xác nhất?
"Loại mẫu nào cũng chính xác. Sự khác biệt ở đây giữa các mẫu khác nhau chỉ ở khâu tách chiết ADN. Cần có những qui trình khác nhau dùng cho các mẫu khác nhau ở khâu này."
9. Xét nghiệm "tự nguyện" và "làm thủ tục hành chính" khác nhau như thế nào?
"Chỉ khác nhau về thủ tục. Công nghệ xét nghiệm hoàn toàn giống nhau."
10. Tại sao nói kết quả xét nghiệm của Trung tâm đạt chuẩn quốc tế?
a. Vì các bộ gen mà Trung tâm đang sử dụng để xét nghiệm là chính những bộ gen mà quốc tế đang dùng. Chúng bao gồm toàn bộ bộ gen CODIS của FBI, chứa đầy đủ các gen trong bộ chuyên dụng của Mạng lưới châu Âu về khoa học hình sự (ENFSI), Interpol, Mạng lưới cảnh sát Australia...
b. Kết quả xét nghiệm ADN ở Trung tâm có thể so sánh đối chiếu với bất kỳ kết quả nào của các phòng thí nghiệm tiên tiến trên thế giới. Thí dụ, con xét nghiệm tại Trung tâm ADN, bố xét nghiệm tại Mỹ, so sánh 2 kết quả có thể kết luận có phải 2 bố con hay không. Trung tâm ADN đã tiến hành những trường hợp như vậy với Hoa Kỳ, CHLB Đức, Hàn Quốc, Đài Loan ...
11. Kết quả xét nghiệm tại Trung tâm có thể làm bằng chứng trước tòa án, hay làm thủ tục tại các sứ quán, sở tư pháp không?
"Hoàn toàn được. Từ khi thành lập (năm 2004) đến nay Trung tâm ADN đã thực hiện hàng nghìn trường hợp như vậy theo yêu cầu chính thức của các cơ quan đó."
12. Có phải xét nghiệm bằng mẫu móng tay dễ bị nhiễu gen và không ra kết quả?
"Không. Tại Trung tâm ADN không có khái niệm "nhiễu gen". Tất cả mẫu móng tay đều cho kết quả tốt."
13. Tại sao có sự khác nhau về lệ phí giữa xét nghiệm 4h và xét nghiệm 3 ngày? Phải chăng độ chính xác cũng khác nhau?
"Độ chính xác hoàn toàn giống nhau vì cả 2 xét nghiệm cùng được thực hiện bởi cùng một công nghệ và qui trình như nhau.
Còn lệ phí thì khác nhau vì công suất của máy chạy mỗi lần được hàng trăm mẫu. Hóa chất thì một lần "mở hộp" có thể chạy hàng trăm ca. Nếu để lại lâu sẽ quá hạn. Tương tự như khi đi máy bay, nếu mua vé bình thường thì máy bay sẽ chở hàng trăm hành khách cùng trong một chuyến, nếu ta cần đi ngay theo yêu cầu riêng thì phải thuê một máy bay đi một mình. Giá phải trả tất nhiên tăng lên nhiều lần."
14. Có xét nghiệm huyết thống và chẩn đoán bệnh di truyền cho thai nhi được không?
"Hoàn toàn được. Xét nghiệm bằng 3ml nước ối. Nước ối của thai 3 tháng trở lên có chứa nhiều tế bào của thai nhi.
Nhiều người quan tâm đến độ mạo hiểm của chọc ối. Xin thưa, với những thai phụ có nhóm máu hiếm Rh- thì chọc ối có thể gây xảy thai. Nhưng rất may, ở Việt nam nhóm máu này chỉ có ở vài người trong số hàng vạn người. Đại đa số là những người có nhóm máu Rh+. Với những người này độ an toàn gần như tuyệt đối. Chúng tôi khuyên trước khi đi xét nghiệm ADN, thai phụ nên xác định nhóm máu Rh ở bất cứ bệnh viện nào, chỉ mất độ 30 đến 50 ngàn đồng và 40 đến 50 phút.
Hiện nay, trên thế giới có nơi đang thử nghiệm và mới chỉ là thử nghiệm xác định ADN trước sinh bằng máu ngoại vi của mẹ, không chọc ối. Nhưng độ chính xác rất thấp vì công nghệ chưa hoàn thiện và mất rất nhiều thời gian (trên 3 tuần), lệ phí cũng rất cao."